Đặc Điểm & Ý Nghĩa Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Bạch mã hoàng tử được biết tới là loại cây phong thủy được trồng trong nhà với ý nghĩa giúp mang lại sự may mắn, thịnh vượng và thu hút tài lộc. Một số địa phương còn gọi đây là cây giữ tiền lớn để phân biệt với cây giữ tiền nhỏ, cũng là một loài thực vật “anh em” cùng nằm trong chi Minh Ty (Aglaonema), nó có tên là cây Ngân Hậu.

Chi Minh ty thì nghe nó hời kì lại, nên bạn có thể gọi bằng tên khác là chi Quảng Đông vạn niên thanh, thuộc họ Ráy (Araceae).

Trong chi này còn có rất nhiều loài thực vật quen thuộc khác như cây vạn lộccây ngọc ngâncây phú quý

Tất cả các loài thực vật này đều có nguồn gốc từ Châu Á nhiệt đới, chúng có lá hình bầu dục lớn, hơi hẹp và bóng, mọc trên thân ngắn.

Trong tiếng anh, các loài thực vật này được gọi với các tên khá chung chung là Chinese Evergreen hoặc Philippine Evergreen. Với đặc điểm sống trong bóng râm ngoài tự nhiên nên các loài thực vật Chinese Evergreen dễ dàng thích nghi với môi trường sống trong nhà.

Với tên gọi chung chung như vậy thì khó mà biết được cây nào ra cây nào. Hiện tại, tên gọi của các loài này vẫn thường được đặt theo tên của địa phương. Người Việt Nam chúng ta đặt tên cho cây bạch mã từ lâu, và nó đã quá quen thuộc trong giới chơi cây cảnh.

Loài cây bạch mã hoàng tử khá dễ sống, hầu như bạn chẳng cần phải tốn công chăm sóc gì mất, chỉ cần tưới nước đều đặn là cây khỏe mạnh. Tuổi thọ của cây bạch mã hoàng tử cũng cao, lá xanh quanh năm nên cũng đây cũng rất đáng để đầu tư một vài cây để trồng trong nhà.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ hơn về các đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử qua bài viết dưới đây nhé.

1- Đặc điểm cây bạch mã hoàng tử

Tên gọi bạch mã hoàng tử làm cho ta liên tưởng tới hình ảnh một chàng hoàng tử cưỡi lên chú ngựa màu trắng, nghe thôi đã thấy nó “chanh xả” đến mức nào rồi. Trong dân gian xưa đã gọi loài này với tên là Bạch Mã, một số địa phương thì hay gọi là cây giữ tiền lớn.

Tới nay vẫn chưa thấy có tên cụ thể trong Tiếng Anh của cây bạch mã hoàng tử, vẫn gọi là Chinese Evergreen. Nên khi trao đổi thảo luận về loài này rất dễ bị mơ hồ. Vẫn còn may là những chú “bạch mã” này được tên khoa học là Aglaonema White Stem.

Vẫn không hiểu tại sao nhiều nơi ghi rằng nó có tên là Aglaonema Pseudobracteatum, dù tìm trong danh

Cây bạch mã hoàng tử có đặc điểm là một loại cây thân thảo, mọc theo dạng bụi, có chiều cao từ 30cm đến 180cm, là loài cây sống lâu năm. Loài cây này có tốc độ phát triển rất nhanh chóng, chúng mọc theo hướng thẳng đứng, có xu hướng lên cao mạnh mẽ.

Lá của cây bạch mã có màu xanh mướt, kích thước lớn, cỡ vừa vặn với lòng bàn tay, trên mặt lá có nhiều gân lá màu trắng xanh, hình bầu dục lớn, nhọn về phía ngọn. Còn thân của chúng thì có màu trắng muốt, khác với loài Aglaonema Stripes có màu xanh nhưng có cùng kiểu lá.

 

2 – Công dụng của cây bạch mã hoàng tử

Với sức sống vô cùng mạnh mẽ, cứ cắm xuống là sống được, sống lâu theo năm tháng, lại còn chịu “đẻ” nhiều nữa. Nên việc trồng cây bạch mã hoàng tử là một phi vụ rất đáng đồng tiền bát gạo. Nhưng bấy nhiêu chưa đủ thuyết phục, trồng một loại cây mà chẳng biết có mấy tác dụng thì thật nhàm chán.

Trên thực tế, cây bạch mã hoàng tử vốn đã rất nổi tiếng là cây phong thủy mang nhiều ý nghĩa. Chúng còn được xếp vào top 10 loại cây thanh lọc không khí rất hiệu quả, và vẻ đẹp từ lá cây cũng là một sự lựa chọn ưu tiên trong các không gian nội thất, nơi công cộng và cửa hàng kinh doanh. Cụ thể, những công dụng đó là:

Làm cây trang trí trong nhà

Cây bạch mã sở hữu bộ lá màu xanh mướt mà, có nhiều gân lá đặc sắc, phần thân cây màu trắng muốt lịch lãm. Với đặc điểm này khi bạn trồng kết hợp cây với những loại cây kiểng sang trọng thì giúp tạo ra một phong cách nhất định.

Thông thường, cây bạch mã hoàng tử hay được trồng trong các không gian hiện đại, sang trọng và lịch lãm. Nhiều người thường lựa chọn cây bạch mã để trồng trong cửa hàng kinh doanh, nó có tác dụng trang trí, giúp cửa hàng thêm nổi bật vừa đem lại ý nghĩa phong thủy rất tốt.

cay bach ma hoang tu 4

Cây bạch mã hoàng tử còn phù hợp để trồng gần các khu vực văn phòng, lối đi, cửa ra vào, trong phòng làm việc hay trong phòng họp. Một số sếp cũng thích chọn cây bạch mã hoàng tử để trồng trong phòng của mình.

Ngoài ra, bạn có thể đặt cây bạch mã hoàng tử tại một số không gian công cộng khác nữa như là khách sạn, nhà sàng, quán cà phê, trà sữa… Việc đặt cây tại những khu vực này giúp cho không gian tăng thêm mảng xanh, có sức sống và không bị quá đơn điệu trong thiết kế.

2.1 – Máy lọc không khí và duy trì độ ẩm

Chinese Evergreen là cái tên nằm trong danh sách các loài thực vật có khả năng hút các chất khí độc hại trong không khí hiệu quả nhất. Có hơn 100 loài Chinese Evergreen được xem như những “cỗ máy lọc khí” giúp cải thiện môi trường sống hiệu quả.

Thông thường chất hữu cơ độc hại được phát tán các loại đồ dùng trong nhà như ván gỗ, đồ nhựa, máy móc,… và một phần từ khói bụi bên ngoài. Chính những chất hữu cơ bay hơi đã gây ô nhiễm cho không khí, nếu ta hít phải chúng một cách thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe qua thời gian.

Cây bạch mã hoàng tử là một loài thực vật năm trong chi Minh Ty, gọi chung là Chinese Evergreen. Nó có khả năng hấp thụ các chất độc hại như benzen, amoniac và formaldehyde, sau đó thải ra môi trường khí oxi trong lành.

Cây bạch mã hoàng tử còn có khả năng duy trì độ ẩm không khí trong nhà rất tốt. Trong môi trường thường xuyên sử dụng máy lạnh, khiến cho độ ẩm trong nhà bị xuống thấp làm ảnh tưởng tới các vấn đề về sức khỏe thì bạn nên trồng cây bạch mã hoàng tử để chúng bổ sung lượng ẩm bị mất kia.

2.2 – Giảm stress, cải thiện hiệu quả công việc

Màu xanh mướt của lá cây bạch mã chính là yếu tố giúp tác động tối tinh thần của bạn rất tốt. Đặt cây bạch mã hoàng tử sẽ trong phòng sẽ giúp tạo ra những mảng xanh mát tự nhiên, khi nhìn vào mảng màu xanh đầu óc của bạn sẽ tự nhiên tiết ra các loạt chất an thần giúp bạn giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi, cũng như giúp giảm bớt mỏi mắt.

Không những thế, những nghiên cứu về cây xanh còn chỉ ra rằng khi được làm việc trong môi trường có cây xanh sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc từ 15 – 38%, tăng khả năng sáng tạo và cải thiện cảm xúc hạnh phúc của con người.

3 – Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã hoàng tử

Bạch mã hoàng tử là một tên gọi rất đặc biệt được đặt cho loài cây này. Tên này giúp ta liên tưởng ngay tới loài bạch mã quý hiếm, một loài vật thường gắn liền với nhiều tích truyện truyền thuyết trong quá khứ. Ngựa bạch mã là tượng trưng cho nét đẹp tuyệt mỹ, sự uy nghiêm, tính thăng hoa và thường chỉ được các bậc chính nhân quân tử sử dụng.

Chính vì thế, cây bạch mã hoàng tử mang ý nghĩa tượng trưng cho sự thăng tiến, dũng cảm và chiến thắng. Theo phong thủy, cây bạch mã xu hướng mọc vươn lên cao, lá hướng chía lên trời là thể hiện ý chí vươn lên, hàm nghĩa của sự thăng tiến, thuận buồm xuôi gió trong công việc.

Người trồng cây bạch mã hoàng tử trong nhà với mong muốn cầu nguyện cho công việc, sự nghiệp luôn gặp sự thuận lợi, mọi sự hanh thông, khi khó khăn thì đều có thể hóa giải được.

4 – Các mệnh phù hợp với cây bạch mã

Với màu trắng là màu chủ đạo, xét theo phong thủy thì cây bạch mã rơi vào hành Kim. Đây là hành có tính phù hợp nhất với người mang mệnh Kim và mệnh Thủy. Tùy theo mỗi mệnh mà cây sẽ có những tác động khác nhau tới đời sống của họ.

Đối với người mệnh Kim thì cây bạch mã hoàng tử sẽ mang lại cho họ một năng lượng hạnh phúc, giúp tạo ra sự hài hòa trong cuộc sống hằng ngày. Người mệnh Kim trồng cây này giúp cho họ có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc, và tạo ra những mối quan hệ tích cực bên ngoài xã hội.

Người mệnh Thủy cũng được là rất phù hợp với cây bạch mã hoàng tử. Vì trong hệ ngũ hành thì Kim sinh Thủy, nên người mệnh Thủy trồng cây bạch mã sẽ giúp họ thu hút nguồn năng lượng tốt, từ đó đem lại nhiều sự may mắn và cơ hội trong cuộc sống.

Tuy là mệnh kim và mệnh thủy là hợp nhưng bạch mã cũng không khắc mệnh nào. Đặc biệt, với công dụng tuyệt vời trong đời sống, bất kì mệnh nào cũng có thể trồng để nhận lại lợi ích từ loài cây này.

5 – Hướng dẫn chăm sóc cơ bản

Bạch mã hoàng tử rất dễ sống, nó không cần phải chăm bắm quá mức mà vẫn có thể phát triển bình thường. Nhưng không có nghĩa loài cây này không thể chết, bạn cần nắm một số kiến thức cơ bản để trồng cây bạch mã tốt hơn.

  • Ánh sáng: Cây bạch mã không cần nhiều ánh sáng, hãy đặt cây tại những vị trí râm mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Cũng không nên trồng tại nơi quá tối lâu ngày. Cây sẽ không phát triển được.
  • Đất trồng: Cây phù hợp với đa số các loại đất. Tuy nhiên, nên sử dụng loại đất tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt sẽ giúp bộ rễ phát triển tối ưu.
  • Tưới nước: Bạch mã hoàng tử là loài thực vật ưu ẩm, nó cần rất nhiều nước, nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển ổn định. Luôn duy trì độ ẩm của đất, nhưng đừng để nước ngập úng lâu vẽ gây úng rễ.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển bình thường từ 18 đến 24°C.
  • Độ ẩm: Cây ưu khí hậu mát ẩm, độ ẩm trung bình.
  • Cách nhân giống: Nhân giống dễ dàng từ tách bụi.
  1. Cây bạch mã hoàng tử có độc không?

    Bên trong cây bạch mã có chứa chất có độc tố tuy nhiên đây là những chất độc nhẹ, không đáng lo ngại. Loại độc này là cơ chế bảo vệ giúp cây không bị các loài côn trùng, sâu hại tấn công.
    *Lưu ý về phần quả và mủ của cây. Trong hai bộ phần này có độc tố cao hơn, nếu vô tình ăn phải hay tiếp tiếp với mủ sẽ bị trúng độc nhẹ. Cần để cây tránh xa trẻ và thú cưng.

  2. Các triệu chứng bị ngộ độc cây bạch mã

    Kích ứng miệng
    Chảy nhiều nước dãi
    Sưng cổ họng
    Khó thở
    Buồn nôn
    Tiêu chảy
    Co giật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *