Cách Nhân Giống Sen Đá Hiệu Quả

Trên thực tế, có rất nhiều cách nhân giống sen đá khác nhau, và đây là một số cách điển hình: Nhân giống sen đá bằng lánhân giống sen đá cắt cànhnhân giống sen đá bằng gốcnuôi cấy mô và gieo hạt sen đá. Trong 5 cách nhân giống sen đá trên thì gieo hạt là phương pháp ít được sử dụng nhất. Nguyên do là do hạt có giá khá đắt vì chúng tốn khá nhiều công sức để có được.

Hơn nữa việc nhân giống sen đá bằng cách gieo hạt cũng có tỉ lệ nảy mầm rất thấp, đòi hỏi phải có môi trường thích hợp mới có thể thực được. Về phương pháp nuôi cấy mô đòi thì đòi hỏi về mặt kỹ thuật chăm sóc nên chỉ phù hợp với vườn có quy mô lớn. Do dó, trong phạm vi bài viết này sẽ chỉ hướng dẫn 4 cách nhân giống sen đá đơn giản và hiệu nhất.

I – Cây sen đá là gì?

Sen đá là loài thực vật mọng nước (succulent plant), có khả tích lũy lượng nước lớn trong thân, giúp chúng dễ dàng vượt qua các điều kiện sống khó khăn, những nơi có khí hậu nóng và khô hạn. Việc tích lũy nước trong thân làm cho cây sen đá phồng lên, trông chúng có hình dáng “mũm mĩm” rất đáng yêu.

Những chiếc lá “mũm mĩm” này được xếp chồng lên nhau tạo ra hình dáng khá giống với hoa sen, tên gọi các loại sen đá cũng là từ hình dáng này mà ra.

Sen đá không chỉ có một màu mà chúng có các loại màu sắc sặc sỡ khác nhau, phổ biến nhất mà màu xanh lá và màu đỏ. Hiện nay, người ta ghi nhận có tới 60 họ sen đá, và có gần 400 loài khác nhau.

Khả năng tích lũy và hút nước giúp cho cây sen đá có thể tồn tại ở những nơi có khí hậu nóng, khô cằn và thiếu dinh dưỡng. Loài này thường sống trên các vùng đất khô cằn, nơi có nhiều sỏi đá.

Với sức sống khỏe mạnh như “trâu bò” như vậy nên sen đá không cần tốn nhiều công để chăm sóc. Vì thế mà nhiều bạn trẻ không có thời gian thường rất thích trồng cây sen đá.

Và đâu chỉ có sức sỗng mạnh liệt, loài sen đá còn có khả năng nhân giống “vô hạn” bằng nhiều bộ phận khác nhau. Nhân giống sen đá mới chính là thú vui thực sự mà người chơi sen đá quan tâm. Được ngắm nhìn những mầm cây con nhỏ xíu mọc lên như một “sức sống mới” thật sự giúp bạn thư giãn và hạnh phúc qua từng ngày.

II – Lựa chọn thời điểm nhân giống sen đá

Có rất rất nhiều yếu tốt ánh hưởng tới độ hiệu quả nhân giống sen đá, ví dụ như là khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm và giá thể trồng cây. Với mỗi thời điểm khác nhau trong năm thì tỷ lệ nhân giống thành công cũng sẽ khác nhau. Vậy thì thời điểm nào là thích hợp để nhân giống sen đá?

Cây sen đá là loài có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, nhưng để cây con có thể quen với điều này thì cần phải có thời gian để chúng phát triển toàn diện các cơ chế dần dần. Cũng giống như những đứa trẻ cần phải được chăm sóc để quen dần với các kỹ nắng sinh tồn vậy.

Thời gian để cây sen đá trưởng thành khá lâu đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn

Thời điểm thích hợp để nhân giống sen đá cần phải có khí hậu mát mẻ, không quá nóng mà cũng không quá lạnh, độ ẩm luôn được duy trì và phải nguồn sáng phải đầy đủ. Mùa xuân chính là thời điểm thích hợp nhất trong năm để nhân giống sen đá. Các mùa khác vẫn có thể thực hiện được nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn.

III – Chuẩn bị giá thể trồng cây

Lựa chọn đất trồng (hay giá thể) là khâu quan trọng nhất quyết định tỷ lệ nhân giống sen đá có thành công hay không. Với những loại giá thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tơi xốp, giữ ẩm và giàu dinh dưỡng luôn giúp cho cây con sẽ phát triển khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Vậy làm cách nào để tạo ra giá thể phù hợp? Không ưa ẩm.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng giá thể gồm có: độ tơi xốpthoát nước tốtgiữ ẩmthoáng khí và giàu các chất dinh dưỡng. Tại Việt Nam có nhiều thuận lợi để trộn giá thể vì nước ta rất nhiều loại thành phần “xịn sò” mà giá lại rất rẻ. Điển hình trong đó là mùn xơ dừa và phân rơm, hai nguồn nguyên liệu này có rất nhiều ở miền tây.

Lưu ý trước khi sử dụng mùn xơ dừa và phân rơm thì bạn cần phải xử lý hai loại này qua vôi nông nghiệp, nó sẽ giúp loại bỏ các tạp chất có hại cho cây.

Xử lý bằng cách ngâm xơ dừa hoặc phân rơm với vôi trong khoáng 12 – 24h, rồi sau đó xả nước đến khi mất đi màu đỏ au là được. Đối với xơ dừa thì cần nên bóp vắt để tăng hiệu quả xử lý.

Công thức để trộn giá thể trồng cây theo nguyên tắc: chất giữ ẩm + dinh dưỡng + độ thoáng. Trong đó, xơ dừa hoặc phân rơm có tính giữ ẩm tốt, thoát nước tốt và giàu mùn dinh dưỡng nên sẽ có tỷ lệ cao nhất.

Để đảm bảo ta gia tăng thêm một số thành phần gồm có trấu tươi, đá perlite hoặc một số loại đá khác.

Từ nguyên tắc trên ta đưa ra công thức trộn giá thể như sau: xơ dừa (hoặc phân rơm) 80 % + trấu tươi 20%. Có thể bổ sung thêm một ít phân hữu cơ nhưng không quá nhiều vì có thể khiến cây bị sốc. Vì nhu cầu dinh dưỡng của sen đá rất ít, hầu như không cần.

IV – Cách 1: Trồng cây sen đá bằng lá

Trong tất cả các cách nhân giống cây sen đá thì phổ biến nhất là sử dụng lá để nhân giống. Nó không những đơn giản, dễ thực hiện mà còn rất thể thực hiện với số lượng lớn. Cây non phát triển từ lá có khả năng thích ứng với môi trường tốt hơn, khỏe mạnh hơn và cũng ít bị bệnh. Đó là do bạn ít tác động tới cây sen đá như là cắt tỉa cây.

Sử dụng loại giá thể đã hướng dẫn bên trên, có thể không cần tới phân hữu cơ vì phân rơm và xơ dừa đã rất giàu mùn dinh dưỡng rồi. Nếu thấy giá thể giữ ẩm quá cao thì nên bổ sung thêm đá perlitetrấu tươi hoặc xỉ than đập vụn. Tỷ lệ tăng thêm có thể từ 10 – 20%.

Ưu điểm:

  • Đạt được số lượng lớn trong một thời gian.
  • Tỉ lệ thành công khá cao, trên 80%.
  • Cây non dễ thích nghi hơn, có sức sống khỏe mạnh và ổn định tốt hơn.
  • Cực kì dễ thực hiện, ai cũng có thể làm được.
  • Có thể áp dụng với hầu hết các loài sen đá

Nhược điểm:

  • Nảy mầm cực kì chậm, mất vài tháng nên đòi hỏi phải kiên nhẫn chờ đợi.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Ưu tiên lựa chọn lá sen đá phía dưới gốc chắc khỏe và mập mạp. Phải thật cẩn thận khi ngắt lấy lá để tránh bị gãy lá, tạo vết thương trên lá sẽ làm giảm tỷ lệ nhân giống thành công.

Bước 2: Đưa lá ra khu vực khô thoáng và sạch sẽ, đợi cho phần cuống lá khô hẳn để giúp giảm nguy cơ bị thối lá. Sau đó đặt những chiếc lá này trên giá thể đã chuẩn bị trước đó. Đặt chậu cây tại khu vực có ánh sáng đầy đủ, nhưng đừng để nơi có nhiệt độ quá cao làm lá mất nước nhanh chóng.

Bước 3: Đợi khoảng 1 – 2 tuần, phần cuống lá sẽ bắt đầu mọc ra rễ non và hình thành mầm cây con, có thể ra tới hai ba mầm tùy vào độ “mập” của lá. Khi thấy rễ non trồi ra, chúng ta dùng một ít đất (hoặc giá thể) lấp vào chỗ rễ non để giữ ẩm và bảo vệ cho rễ.

Bước 4: Sau 1 – 2 tháng, cây con sẽ cứng cáp và dần thích nghi với điều kiện của môi trường, đồng thời lá mẹ héo dần. Khi lá mẹ đã héo hẳn, tách cây ra từ cuống lá và đem đi trồng, hoàn tất công đoạn nhân giống sen đá bằng lá. Và bắt đầu trồng xuống đất.

Lưu ý: Lá sen đá được lựa chọn vốn đã có nhiều nước nên chỉ cần giữ ẩm tốt, không cần phải tưới nhiều. Cụ thể, hãy tưới 1 lần/tuần và tránh để nước ứ lại trên lá. Ẩm trên lá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

V – Cách 2: Cắt ngọn để nhân giống

Trong một số trường hợp chúng ta cần phải cắt tỉa để hồi phục cây hoặc điều chỉnh kiểu dáng lại cho cây. Thường cây sẽ bị trống phần dưới gốc do cắt lá để nhân giống ở cách 1. Cũng có một số trường hợp cây sen đá bị đen thân úng rễ, ta cần phải xử lý cắt bỏ phần gốc để loại bỏ vùng nhiễm bệnh. Phần bên trên được giữ lại để ươm tạo thành cây mới.

Do đó, phải gọi cách nhân giống sen đá này là “nhất cử lưỡng tiện”, và nó chỉ thường áp dụng vào một số trường hợp chứ không thông dụng cho lắm. Bời vì, mỗi lần thực hiện chỉ tạo ra được một vài cây mới mà thôi.

Ưu điểm:

  • Thời gian nhân giống nhanh
  • Tạo dáng lại cho cây
  • Áp dụng được cho hầu hết các loại sen đá

Nhược điểm:

  • Điều kiện chăm sóc khó
  • Cây dễ bị bệnh hại tấn công
  • Số lượng nhân giống hạn chế

Cách bước thực hiện:

Bước 1: Lựa chọn cây sen đá có lóng dài, phát triển cao hoặc có nhánh cần nhân giống. Chúng ta dùng dao hoặc kéo đã được sát khuẩn qua cồn. Sau đó cắt lấy phần cành sen đá muốn nhân giống.

Bước 2: Đưa những cành đã cắt vào khu vực khô ráo, sạch sẽ và đợi phần cắt khô lại. Thời gian chờ đợi từ 3 – 4 ngày. Mục đích là để vết thương cắt lành lại, không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập làm úng cây.

Nếu nhận thấy chỗ cắt vẫn chưa lành lại ta thì hãy kiên nhẫn đợi thêm 2 – 3 ngày nữa.

Bước 3: Khi chỗ cắt đã khô ráo, ta tiến hành cắm cành cắt giâm xuống giá thể đã chuẩn bị trước. Hoàn tất khâu nhân giống sen đá bằng cành.

Lưu ý: Để cách này hiệu quả cần phải đảm bảo chất lượng vệ sinh của dao hoặc kéo. Có thể sử dụng keo liền sẹo bôi vào chỗ cắt để tăng tính hiệu quả.

VI – Cách 3: Nhân giống sen đá bằng gốc

Nếu như tại phần gốc cây sen đá sau khi cắt cành nhân giống ở cách 2 mà không bị bệnh tật gì thì ta có thể tiến hành nhân giống sen đá bằng chính gốc này. Lúc này, bộ phận rễ vẫn hoạt động giúp cho các chất dinh dưỡng được vận chuyển lên thân cây như bình thường.

Phần ngọn của cây đã bị cắt, làm giảm lượng hóc môn ức chế sinh trưởng tại các mô bên hay mô nạch. Những chất dinh dưỡng này khi vận chuyển tới các vị trí đốt mắt (vị trí ngắt lá) sẽ giúp gia tăng mô sinh trưởng tại đây mạnh mẽ.

Tại đây những mầm non sẽ hình thành những cây con mới. Với một bộ rễ khỏe mạnh thì số lượng cây con sẽ cao hơn.

Đặt chậu cây ở nơi khô thoáng, tránh nắng gắt và chờ đợi đến khi cây con mọc ra. Từ phần gốc này, cây sẽ đâm nhiều nhánh con thành dạng bụi rất đẹp, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này nếu muốn cây ra nhiều nhánh.

Ưu điểm:

  • Giữ được bộ rễ nên rất khỏe và có tỉ lệ thành công cao(trên 90%).
  • Dễ hấp dinh dưỡng, nhanh ra cây con.

Nhược điểm:

  • Tạo ra ít cây con.
  • Chỉ áp dụng cho một số loại như đá đỏ, kim tuyến,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *