Cách Chăm Sóc Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây bạch mã hoàng tử có nguồn gốc từ khu vực Chậu Á nhiệt đới, nó thường sống dưới các tán cây to, nơi có lượng ánh sáng ít ỏi có thể chiếu tới. Đây là loài thân thảo, có sức sống bền bỉ, lá xanh quanh năm, mọc thành bụi lớn, với chiều cao trung bình từ 40cm đến 80, tán rộng khoản 30 – 50cm, có xu hướng mọc hướng thẳng lên trên.

Nếu như bạn là người mới bắt đầu trồng cây trong nhà thì cây bạch mã hoàng tử là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nó phù hợp để đặt tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà, và còn có công dụng thanh lọc không khí cực kì tốt.

Bên cạnh đó, cây bạch còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy rất tốt khi trồng trong nhà.

Cây bạch mã được đánh giá là rất dễ sống, nhưng không hẳn là khi trồng trong nhà thì không hẳn là không có vấn đề.

Đặc biệt, là bạn cần lưu ý đảm bảo một số điều kiện sống để cây có thể phát triển bình thường.

I – Hướng dẫn trồng cây bạch mã hoàng tử

1 – Chuẩn bị giá thể trồng cây

Hầu như bạn có thể sử dụng bất kì loại đất nào mua bên ngoài tiệm cây đều có thể sử dụng. Cây bạch mã không kén chọn loại đất nào. Nhưng có thể thì bạn hãy trộn những loại giá thể có những tính chất như sau: có độ mùn cao, dinh dưỡng đầy đủ, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt.

Trộn giá thể có đầy đủ các đặc tính như trên không quá khó khăn, chỉ là vấn đề nguồn nguyên liệu nơi bạn có thôi.

Các loại nguyên liệu gồm có than mùn, tro trấu, phân rơm, mụn xơ dừa, đá perlite… Tùy vào nhu cầu bạn sẽ có tỷ lệ phối trộng giá thể khác nhau.

Trong đó có đá perlite là có giá cao nhưng bạn cũng không nó cũng chỉ cần lượng khá ít với tỷ lệ dưới 10%. Còn phân rơm, xơ dừa có chứa nhiều dinh dưỡng, giữ ẩm tốt, thoát nước cũng tốt nên sẽ chiếm tỷ lệ cao với 70-80%.

Từ đây có thể suy ra một vài công thức. Ví dụ: xơ dừa 70% + 10% tro trấu + 10% đá perlite + 10% phân hữu cơ.

Cây bạch mã có thể trồng trong các loại đất có độ pH từ 5,6 và 6,5, tức là đất chua. Ngoài ra, cây bạch mã còn được trồng trong điều kiện thủy canh, là một dạng trồng cây trên môi trường nước. Hình thức này bạn sẽ ít phải tưới nước hơn. Nhưng bộ rễ màu trắng sẽ hút chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự sống nên phải luôn đảm bảo nước.

2 – Vị trí đặt cây thích hợp

Cây bạch mã ưu bóng râm, nên có thể trồng thuần trong nhà, nơi có môi trường ít ánh sáng. Tuy nhiên, nếu trồng cây thuần trong môi trường không có ánh sáng mặt trời, mà chỉ phụ thuộc vào nguồn ánh sáng đèn điện dân dụng thì sẽ không đủ cho cây phát triển.

Bạn cần trang bị thêm một vài loại bóng đèn trồng cây để bổ sụng lượng ánh sáng thiếu hụt.

Trồng trong điều kiện tối lâu ngày có thể khiến cây suy dinh dưỡng, chậm lớn và dễ mắc bệnh. Nên vị trí đặt cây phù hợp cần phải có một lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào, chỉ cần ánh sáng trắng tán xạ từ nguồn tự nhiên là được.

Ví dụ như các khu vực gần cửa sổ, giếng trời, bên hiên nhà hoặc dưới bóng cây mát.

3 -Cách nhân giống cây bạch mã hoàng tử

Cây nhân giống dễ dàng từ tách bụi, cây con mọc bên cây mẹ phải có từ 3-4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cả cây con với rễ lục bình xuống giá thể trồng.

II – Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

1 – Ánh sáng

Cây bạch mã hoàng tử có lá màu xanh đậm nên nó có thể chịu bóng râm tốt hơn so với những người anh em của nó. Tuy nhiên, hãy định kì đưa cây ra các khu vực có nhiều áng sáng, điều này giúp cây có đủ “đồ ăn” để nó có thể phát triển ổn định. Tránh để cây dưới ánh sáng chiếu trực tiếp vì lượng bức xạ cao có thể làm cây bị cháy lá.

2 – Tưới nước

Cây bạch mã phát triển mạnh mẽ trong môi trương có độ ẩm cao, nhưng nó không chịu được úng nước. Không nên để nước ngập hết bộ rễ trong thời gian dài, chúng sẽ bị ngộp vì thiếu dưỡng khí và bị hỏng bộ rễ, khiến cho cây héo và chết dần.

Để thực hiện việc tưới nước đúng cách bạn cần thực hiện như sau: Tưới nước thật đẫm mỗi khi tưới và sau đó đợi cho bề mặt bắt đầu khô rồi hãy tưới tiếp. Chu kì này cách nhau khoảng 1 tuần tùy vào điều kiện môi trường, cũng có thể 3-4 ngày là có thể tưới được. Tốt nhất nên chờ đất hơi hong khô rồi hãy tưới.

3 – Nhiệt độ và độ ẩm

Những cây này không thích gió lạnh hoặc nhiệt độ dưới 65 độ F. Hãy chắc chắn để cây thường xanh ở Trung Quốc của bạn tránh xa các cửa sổ hoặc lỗ thông hơi có nhiệt độ mát mẻ — nơi bạn có thể tìm thấy càng ấm càng tốt.

Do yêu cầu về độ ẩm cao, một số người trồng coi thường xanh Trung Quốc là một loại cây trồng trong nhà kính.

Nó sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường ấm áp, ẩm ướt và sáng sủa của nhà kính, nhưng nó có thể được trồng thành công trong nhà bằng cách đến gần nhất có thể những điều kiện này.

Để tăng độ ẩm xung quanh cây, hãy phun sương thường xuyên và cân nhắc đặt cây ở khu vực dễ ẩm ướt trong nhà, như nhà bếp hoặc phòng tắm.

Nếu nhà bạn đặc biệt khô hạn, bạn có thể đầu tư một máy tạo độ ẩm không gian nhỏ để đặt gần nhà máy của bạn.

4 – Bón phân

Có hai loại phân mà bạn có thể sử dụng cho cây bạch mã hoàng tử. Một loại phân bón hữu cơ, loại kia là phân bón hoa học. Sử dụng phân bón hóa học sẽ khó hơn vì quá liều cả thể làm chết cây. Cây bạch mã thường không có nhu cầu “ăn phân” quá nhiều nên bạn chỉ cần bón một lượng ít là đủ.

Bạn có thể tìm mua các loại phân bón NPK hỗn hợp có tỷ lệ phối trộn 3-1-3 hoặc tương đương. Pha loãng phân bón và tưới đều quanh gốc sẽ hiệu quả hơn, thời gian bón là 1 tháng/lần. Phân hữu cơ thì thân thiện và dễ sử dụng hơn. Nhưng lưu ý với các loại phân gà hữu cơ vì chúng có hàm lượng Đạm khá cao.

Nếu như bạn không có thời gian thì hãy sử dụng các loại phân tan chậm. Cách nhau khoảng 6 tháng mới bón một lần, chúng khá thân thiện và tương đối dễ sử dụng vì không sợ cây bị xót phân như các loại khác.

5 – Cắt tỉa và vệ sinh lá

Hãy thường xuyên cắt tỉa những bộ phần lá bị hư hỏng, lá già và lá xấu. Điều này giúp cho cây tiết kiệm bớt một lượng dinh dưỡng để nuôi các phần lá này. Việc cắt tỉa cũng là một cách để kích thích cây ra thêm những nhánh lá mới đẹp hơn.

Mặc dù là được trồng trong nhà không có nhiều bụi những vẫn cần vệ sinh bề mặt lá định kì. Việc này vừa giúp cây quang hợp trao đổi chất tốt hơn và cũng giúp loại bỏ các loại côn trùng gây hại bám xung quanh cây.

6 – Phòng ngừa sâu bệnh hại

Thông thường cây bạch mã đã có khả nắng kháng lại sâu bệnh rất tốt, nhưng đôi khi ta vẫn gặp chúng bị tấn công bởi các loại côn trùng gây hại như rệp vảy, rệp sáp và nhện. Để xử lý các loại này ta không thể dùng thuốc trừ sâu chuyên dụng được, vì đây là cây trồng trong nhà dù biết rằng thuốc hoa học sẽ vô cùng hiệu quả.

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ta có thể sử dụng những “bài thuốc” thay thế như là: bình xịt côn trùng, khăn nhúng với cồn, dầu nem, nước tẩy rửa trong đình và một số “bài thuốc” từ tỏi và ớt.

Ngoài ra, cây bạch mã sợ nhất là gặp các vấn đề tuyến trùng và nấm bệnh có hại. Các loại bệnh này khó chữa hơn so với côn trùng, nên bạn cần phải giữ vệ sinh cho cây như là hạn chế tưới ẩm liên tục hay đặt cây gần các khu vực ẩm mốc.


7 – Biện pháp khắc phục khi cây Bạch Mã Hoàng Tử bị khô héo

Hiện tượng thường gặp nhiều nhất trên cây bạch mã hoàng tử đó là lá cây bị vàng úa, khô héo, rũ lá, rụng lá… khi này cần hết sức bình tĩnh xử lý. Chúng ta kiểm tra môi trường xung quanh, xem cây có bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thời điểm nào hãy không? Nếu thấy vị trí cây có nắng gắt thì cây vào những vị trí mát mẻ và thông thoáng ngay.

Tiếp theo ta sẽ theo dõi và điều chỉnh liều lượng nước tưới, kiểm tra lại giá thể cây trồng. Tốt hơn hết nên là giảm lượng nước lại, chỉ tưới khi vào kiểm tra thấy bề mặt giá thể đã khô. Cách khoảng một tưới một lần. Sau khoảng 1 tháng, cây sẽ hồi phục dần nên bạn không nên quá lo lắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *